Lợi bình thường săn chắc, có màu hồng nhạt. Lợi thường chuyển màu sắc khi ảnh hưởng bởi vi khuẩn viêm nhiễm bên ngoài.

Bệnh viêm lợi (hay viêm nướu) là bệnh do mảng bám trên răng làm kích ứng gây mẩn đỏ dẫn đến sưng nướu. Bệnh viêm lợi rất dễ dàng phát hiện và điều trị nhưng chúng ta thường hay bỏ qua và để “tự nó khỏi”. Nếu không được chữa trị và người bệnh tiếp tục để lợi bị tổn thương, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn chảy máu lợi, nặng hơn thì bị rụng răng.

Giai đoạn của bệnh viêm lợi

Người bị viêm lợi trải qua hai giai đoạn của bệnh:

Viêm lợi cục bộ

Đây là giai đoạn không gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Lợi sưng đỏ, phồng lên và có thể chảy máu khi có tác động, nhất là lúc đánh răng. Giai đoạn này bệnh chưa ảnh hưởng đến chân răng và các tổ chức quanh răng. Người bị viêm lợi cục bộ rất dễ để được chữa trị nhưng cũng dễ dàng tái phát.viêm lợi nặng

Viêm cận răng

Khi lợi đã bị viêm mà không chữa trị và chăm sóc răng miệng đúng cách, lớp lợi bên trong cùng với xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng quanh răng. Những khoảng trống nhỏ giữa răng và lợi là nơi tích tụ các mảnh vụn thức ăn bị giắt vào và có thể gây nhiễm khuẩn.

Khi bựa răng tích tụ ngày càng nhiều dưới vòm lợi, hệ thống miễn dịch của cơ thể lại càng phải gắng sức chiến đấu chống lại vi khuẩn. Và các độc tố kháng vi khuẩn và các chất enzym trong cơ thể được sản sinh ra sẽ dần phá hủy hàm và các mô liên kết (những mô này có tác dụng định vị, giữ cho răng chắc).lợi bị viêm

Lợi bị viêm sưng đỏ, chảy máu gây đau nhức, sưng má, răng miệng có mùi hôi khó chịu. Lâu ngày, lợi sẽ bị tụt xuống làm chân răng lộ ra, trông rất xấu. Bệnh càng trầm trọng, những lỗ hổng này càng sâu, lợi và xương hàm bị phá hủy càng nặng, răng không còn chỗ bám nữa sẽ trở nên lỏng lẻo và cuối cùng rụng ra.

Biến chứng của bệnh viêm lợi

Nếu không điều trị, viêm lợi có thể dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con người.

  • Viêm lợi trong thời gian dài gây ra bệnh viêm nướu răng, lan đến các mô cơ và xương, có thể gây mất răng.
  • Làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim, viêm phổi.

đột quỵ

  • Trẻ sơ sinh có mẹ bị viêm lợi thường có cân nặng lúc ra đời thấp hơn những đứa trẻ có mẹ với răng lợi khỏe mạnh.

Triệu chứng của bệnh viêm lợi

Triệu chứng viêm lợi rất dễ theo dõi và phát hiện. Người bị viêm lợi sẽ có dấu hiệu trực tiếp có thể thấy được từ bên ngoài và cảm nhận được từ bên trong. Những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm lợi như:

  • Đau ở khoang miệng, chỗ lợi sưng.
  • Miệng hôi.

Miệng hôi.

  • Chải răng thấy buốt, có máu xuất hiện khi đánh răng.
  • Lợi sưng hoặc có màu hồng tím, nhú lợi tròn.
  • Trường hợp nặng có thể bị lở loét, mưng mủ.
  • Răng lỏng, lung lay khỏi lợi, giữa răng và lợi xuất hiện khe hổng, sâu.
  • Có cao răng, mảng bám răng.

Phòng và điều trị bệnh viêm lợi như thế nào ?

Áp dụng nguyên tắc 3 – 3

Theo lời khuyên của các chuyên gia nha sĩ Hoa Kỳ thống kê đã cho thấy hầu hết mọi người hầu hết chỉ dành ít hơn 1 phút mỗi ngày cho việc vệ sinh răng miệng. Đây là khoảng thời gian quá ngắn ngủi để vệ sinh răng miệng. Do đó việc vệ sinh răng miệng sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Lời khuyên các chuyên gia dành cho bạn là nên đánh rằng ba lần mỗi ngày, mỗi lần đánh răng cần kéo dài 3 phút để đảm bảo cả những chiếc răng tận sâu bên trong cũng được vệ sinh sạch sẽ.

Chải răng đúng cách

Việc chải răng sẽ trở nên “vô dụng”, thậm chí còn gây hại nếu bạn không biết cách chải răng. Thông thường mọi người chỉ có thói quen chải răng theo chiều ngang, cách chải răng này không những không giúp loại bỏ vi khuẩn, cặn bã một cách tối ưu mà còn gây hại men răng.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Thăm khám định kỳ

Đừng đợi đến khi có những rắc rối, những biểu hiện bất thường của răng miệng mới nghĩ đến việc đi gặp nha sĩ, bởi khi đó có thể bạn đã phải đối mặt với những vấn đề trầm trọng của răng miệng.

Khi phát hiện răng bạn có nhiều mảng bám hoặc cao răng bác sĩ sẽ loại bỏ “kẻ thù” này để phòng tránh nguy cơ viêm lợi, sâu răng hay những rắc rối khác của răng miệng.

Lời khuyên dành cho bạn là nên định kỳ thăm khám răng miệng đều đặn 6 tháng mỗi lần để loại bỏ những mảng bám trên răng, phát hiện sớm những rắc rối gây hại cho răng, miệng, lợi…

Vệ sinh lưỡi

Nhiều người cho rằng vệ sinh răng miệng chỉ đơn giản là đánh răng đều đặn là đủ thế nhưng thực chất bạn cần quan tâm đến việc vệ sinh cả lưỡi. Bởi đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở gây nên hơi thở nặng mùi hoặc làm tăng nguy cơ viêm lợi, sâu răng.vệ sinh lưỡi

Ưu tiên những loại kem đánh răng có khả năng khống chế mảng bám, vì mảng bám là “đầu mối” gây viêm lợi, viêm chân răng.

Cần làm gì khi bị viêm lợi?

Để điều trị viêm lợi bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám càng sớm càng tốt tránh những biến chứng xấu không mong muốn. Trong những trường hợp nặng nha sĩ sẽ phẫu thuật để phục hồi các mô lợi bao quanh răng.

Trên đây là bài viết Bị viêm lợi thì phải làm sao? của Nghiền Làm Đẹp. Hãy để lại đánh giá và bình luận của bạn để nói lên cảm nhận của bạn. Mọi đánh giá của bạn sẽ góp phần cho bài viết sau của coravo.vn chất lượng và có giá trị hơn. Cảm ơn các bạn!

Cùng tìm hiểu và xem thêm review các sản phẩm, các cách chăm sóc da và các mẹo hay trong cuộc sống cùng với coravo.vn qua nhóm facebook tại đây nhé. Chúc các bạn ngày càng xinh đẹp.

 

Xem thêm: Không cần sữa rửa mặt da vẫn sạch mịn với những mẹo này

Xem thêm: Đeo khẩu trang nhiều có gây mụn không?