Dù không nguy hiểm nhưng bệnh cước tay chân, nổi mề đay, ngạt mũi, nhiệt miệng lại gây nhiều phiền toái cho cuộc sống, sinh hoạt. Nhiệt miệng là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay. Hầu hết mọi người cho rằng chứng bệnh khó chịu này chỉ xảy ra vào mùa hè với thời tiết nóng bức. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mùa lạnh mới là “mùa nhiệt miệng”.

Lý do thường bị nhiệt miệng mùa đông

Nhiệt miệng (hay còn gọi là loét áp-tơ) là một vết loét ở vùng miệng hoặc vết rộp nhỏ, nông, thường màu trắng, vàng hoặc đỏ. Viết loét phát triển bên trong khoang miệng, thường ở má hoặc dưới lưỡi, nhưng cũng có thể xuất hiện trên môi, lợi và vòm miệng. Và vào mùa đông, người ta thường bị nhiệt miệng, nguyên nhân vì đâu?

Khi thời tiết lạnh, nhiệt độ giảm xuống, gió mạnh và không khí khôhơn, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và độ pH trong khoang miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

nhiệt miệng 1

Không những vậy, thời tiết lạnh khiến chúng ta ngại “đụng đến nước”, vấn đề vệ sinh răng miệng có thể không được chú trọng. Ngoài ra, mọi người có xu hướng tìm đến các loại thực phẩm cay nóng để làm ấm cơ thể vào mùa lạnh. Việc này dẫn đến các bệnh lý khác như răng bị sâu, viêm nhiễm khuẩn vùng lợi và các vết loét nhiệt miệng xuất hiện, lâu lành và hay tái phát.

Hậu quả của việc không điều trị kịp thời nhiệt miệng

Nhiệt miệng mùa đông không gây nguy hiểm nhưng nó mang đến khá nhiều bất tiện và đau đớn cho người bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, ăn uống và giao tiếp. Nhiều người chủ quan và quyết định sống chung với nhiệt miệng cho đến khi các triệu chứng đau rát giảm dần. Điều này dẫn đến viêm vết loét miệng kéo dài, tái đi tái lại, thậm chí ngay cùng một vị trí.

Chính vì vậy, cần điều trị kịp thời để hạn chế các tác hại của bệnh, ngăn cản bệnh tái phát và các biến chứng viêm loét nặng.

Cách điều trị

Nhiệt miệng là một tổn thương ở niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân gây ra như răng sâu, viêm quanh răng, sang chấn từ bên ngoài, hoặc nhiễm khuẩn… Người bệnh thường có biểu hiện khoang miệng xuất hiện vết loét đỏ, sưng, đau gây khó chịu khi ăn uống, giao tiếp. Theo thống kê, khoảng 20-40% dân số gặp ít nhất mắc một lần trong đời, nhiều người có thể bị tái phát. Đặc biệt, vào mùa đông, khi chúng ta sử dụng nhiều thức ăn cay, nóng, bệnh này càng có cơ hội để phát triển.

cach tri nhiet mieng

Khi bị nhẹ, chúng ta chỉ cần vệ sinh, súc miệng nước muối nhạt (pha muối với nước sôi để nguội và nếm thấy vị mặn hơn nước canh), hoặc sử dụng dung dịch natri clorid 0,9%, tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin nhóm B.

Khi niêm mạc vùng tổn thương chuyển sang màu trắng và đỡ đau là lúc bệnh bắt đầu giảm. Nhiệt miệng có thể khỏi trong vòng 10 ngày.

Dù nhiệt miệng không có loại thuốc nào chữa khỏi nhưng việc điều trị vẫn có thể giúp giảm bớt triệu chứng, giảm khả năng tái phát và kéo dài thời gian không bị bệnh. Người bệnh có thể sử dụng một số thuốc như Nitrate bạc, Debacterol, kem bôi có chứa triamcinolone acetonide, Amlexanox, dung dịch tetracyclin dùng súc miệng, Gel lidocain 2%.

trị nhiệt miệng

Đối với trường hợp nhiệt miệng tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi có kèm theo các triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, sưng thành đám cứng, chảy máu, bác sĩ khuyên nên khám chuyên khoa răng – hàm – mặt để xác định nguyên nhân và có cách chữa trị cụ thể.

Để hạn chế nhiệt miệng, các chuyên gia đều khuyên cần có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung những thực phẩm thanh mát, giàu vitamin, khoáng chất và tránh những thực phẩm cay nóng, chiên rán.

Ngoài ra, việc duy trì thói quen uống nước thường xuyên, hạn chế bia, rượu, cà phê, thuốc lá cũng khiến tổn thương do loét miệng nhanh lành, không xảy ra biến chứng nghiêm trọng.

Một số thực phẩm giúp giảm tình trạng sưng, đau do nhiệt miệng

Bột sắn dây

bột sắn dây

Theo đông y, bột sắn dây có vị ngọt mát giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Người bị nhiệt miệng có thể pha bột sắn dây dùng thức uống hàng ngày rất tốt cho cơ thể.

Cà chua sống

cà chua

Trong cà chua có chứa nhiều vitamin cung cấp  cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng. Có thể ăn sống hoặc ép nước uống. Sau khi uống vài ly nước cà chua ép trong ngày, bạn sẽ thấy các nốt lở nhiệt miệng cũng mau lành.

Sữa chua

sữa chua

Là loại thực phẩm giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột  trong khoang miệng và trong cơ thể. Không những thế sữa chua còn có thể dùng để chữa nhiệt miệng hiệu quả. Sữa chua sẽ ngăn hình thành các vết loét mới trong khoang miệng.

Khế chua

khế chua

Quả khế chua tươi, giã nát, đổ ngập nước và đun sôi một lúc, nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày.

Cam, chanh.

cam chanh

Trong cam, chanh có hàm lượng vitamin C cao, rất có lợi trong hệ thống miễn dịch, chống oxy hóa, kháng viêm.

Rau má.

rau má

Nước rau má có tác dụng làm lành vết thương và giảm stress, có tác dụng tuyệt vời trong trị nhiệt miệng. Có thể dùng rau má khô hoặc rau má tươi giã nát làm nước uống.

Trên đây là bài viết Đừng chủ quan khi bị nhiệt miệng vào mùa đông của Nghiền Làm Đẹp. Hãy để lại đánh giá và bình luận của bạn để nói lên cảm nhận của bạn. Mọi đánh giá của bạn sẽ góp phần cho bài viết sau của coravo.vn chất lượng và có giá trị hơn. Cảm ơn các bạn!

Cùng tìm hiểu và xem thêm review các sản phẩm, các cách chăm sóc da và các mẹo hay trong cuộc sống cùng với coravo.vn qua nhóm facebook tại đây nhé. Chúc các bạn ngày càng xinh đẹp.

 

Xem thêm: Làm đẹp từ quả vải, bạn đã biết chưa?

Xem thêm: Bệnh trĩ và những điều cần làm đối với chúng

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình / 5. Số phiếu bầu:

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khi bạn thấy bài viết này hữu ích ...

Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội nhé!

Chúng tôi rất tiếc vì bài đăng này không hữu ích cho bạn!

Hãy để chúng tôi cải thiện bài đăng này!

Hãy cho chúng tôi biết cách chúng tôi có thể cải thiện bài đăng này?