Hăm da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là tình trạng viêm hay nổi mẩn đỏ ở các vùng da có nếp gấp, các ngấn tay, chân, cổ và các vị trí thường xuyên không được vệ sinh hay khó vệ sinh nhất. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng có làn da hết sức mỏng manh và non nớt, dễ bị tác động bởi các yếu tố thời tiết, môi trường hay cách chăm sóc của bố mẹ,… gây ra tình trạng hăm da ở trẻ.

hăm da

Khi xuất hiện tình trạng này, phụ huynh cần hết sức cẩn thận vệ sinh tại vùng da bị hăm của trẻ và sử dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị để trẻ nhanh chóng lành bệnh.

Hiện tượng hăm da ở trẻ nhỏ xảy ra khá phổ biến, theo thống kê có tới 50% trẻ ở độ tuổi sơ sinh gặp phải vấn đề nay. Bài viết này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về hăm da là gì và các cách phòng tránh hăm da cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất.

Hiện tượng hăm da là gì?

Hăm da là tình trạng viêm nhiễm tại một khu vực da, thường xẩy ra tại các nếp gấp da trên cở thể như nhách, cổ, háng, các khe ngón tay, chân, khi các bộ phận đó không được sạch sẽ và thông thoáng.

Hiện tượng hăm da là gì

Ở trẻ sơ sinh hai khu vực dễ bị hăm da nhất là hăm cổ, do vùng cổ mũm mĩm và ngắn thứ hai là hăm tã do bị bí và sử dụng bỉm sai cách.

Triệu chứng điển hình của hăm da ?

  • Xuất hiện vết hăm có màu hồng nhạt, có vảy mỏng.
  • Vùng da bị hăm nổi mẩn đỏ, thậm chí loét, sưng tấy có mủ gây ngứa, đau đớn cho trẻ (khi thay tã, lau vùng da mặc tã thì trẻ thường khó chịu và quấy khóc).
  • Các vết hăm thường xuất hiện ở vùng bụng, mông, bộ phận sinh dục và trong các kẽ da ở đùi.
  • Mỗi lần mẹ đụng chạm vào vùng da bị đỏ, trẻ càng khóc nhiều hơn, trẻ sợ đi vệ sinh, sợ mẹ vệ sinh cho trẻ và sợ cả mặc quần hay đóng bỉm.

Triệu chứng điển hình của hăm da

Nguyên nhân chính gây hiện tượng hăm da cho trẻ

Hăm da là chuyện rất phổ biến ở trẻ nhỏ và có thể lặp lại nhiều lần trong gia đoạn phát triển. Nhiều bà mẹ chưa có kinh nghiệm thường khá hoảng hốt khi thấy chỉ sau một đêm da bé bị nổi đỏ thì phải nghĩ ngay tới trường hợp con mình bị hăm da. Có 3 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hăm da ở trẻ:

Do bỉm, thường đến từ việc sử dụng bỉm sai cách cho con: cho con dùng bỉm quá lâu, mặc sai kích thước, bỉm không tốt….

Nguyên nhân chính gây hiện tượng hăm da cho trẻ

Do ma sát, trẻ thường hiếu động và phản ứng lại các hiện tượng mới thấy lần đầu, hay vui mừng khi chơi cùng cha mẹ, việc cử động liên tục trong thời gian dài sẽ làm lớp da bị ma sát và trầy, tạo điều kiện cho hăm da.

Do nấm và vi khuẩn, thường đến từ các vật dụng thường xuyên tiếp xúc với trẻ như khăn, quần áo không được giặt sạch. Ngoài ra việc bụi bẩn tích tụ vào các khe giữa các vùng thịt như cổ, cánh tay, chân của bé cũng tạo điều kiện cho nấm sinh sôi. Cần phải thường xuyên lau sạch sẽ cũng như sử dụng phấn rôm để đảm bảo những vùng luôn sạch sẽ và khô bị chà vào nhau tạo ma sát quá nhiều.

Cách phòng tránh hăm da cho trẻ nhỏ

Khi biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng hăm da ở trẻ thì Mẹo vặt chăm sóc gia đình sẽ giới thiệu một vài cách giúp phòng tránh hăm da khá hiệu quả cho các bà mẹ:

Làn da của con phải luôn được thông thoáng

Các bà mẹ không nên quá lạm dụng việc sử dụng bỉm và cho con mặc trong khoảng thời gian dài. Với bỉm nên thay cho bé trong khoảng 2 – 3 tiếng, khi bé ị thì phải thay ngay lập tức. Trong tháng đầu tiên nên sử dụng tã dấy. Phải có thời gian để mông trần cho trẻ cho thông thoáng, vào mùa nóng nên giúp bé luôn có cảm giác mát mẻ, có gió làm bay hơi mồ hôi.

Từ bỏ thói quen quấn khăn quá chặt cho em bé ngay cả vào mùa lạnh, vì khi đó mồ hôi của trẻ không thể bốc hơi là nguyên nhân lớn dẫn tới hăm da.

Vệ sinh cho bé đúng cách

Sau khi cho bé đi vệ sinh cần lau sạch bằng khăn giấy chuyên dụng, tránh sự tích tụ vi khuẩn và để da bé trần ngoài không khí ít nhất 15 phút cho thật khô ráo rồi mới thay tã hay bỉm mới. Không được chà xát quá trên làn da bé khi lau người, nên sử dụng các loại khăn mềm và thực hiện các động tác nhẹ nhàng.

Vệ sinh cho bé đúng cách Các bà mẹ cũng nên chú ý tới việc sử dụng khăn, nên giặt khăn lau người hay quần áo cho trẻ bằng nước giặt hay bột giặt làm từ thiên nhiên để tránh tồn đọng những chất hóa học tẩy rửa gây hại cho da em bé.

Sử dụng các sản phẩm ngăn ngừa hăm da cho trẻ

Thường xuyên xoa dầu hoặc một lớp kem mỏng lên cơ thể em bé để tạo một lớp màng bảo vệ trẻ khỏi bụi bần, nấm và vi khuẩn tấn công, nên chú ý tập trung vào các khu vực như cổ, háng, tay, chân. Theo tôi thì không nên sử dụng phấn rôm, vì tuy là có tác dụng hút ẩm nhưng nó lại là nguyên nhân gây bí lỗ chân lông, hình thành nguy cơ dẫn đến các bệnh khác về da cũng như bị hăm.

Sử dụng các sản phẩm ngăn ngừa hăm da cho trẻ

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn thêm trong viêc chăm sóc sức khỏe cho bé. Tất cả nằm ở kiến thức của mỗi người cha, người mẹ, nên tìm hiểu thật nhiều kiến thức về trẻ em, cách phòng tránh bệnh theo từng mùa. Giúp bé có khởi đầu khỏe mạnh cho tương lai tươi sáng.

Trên đây là bài viết Xử lý vấn đề hăm da ở trẻ nhỏ của Nghiền Làm Đẹp. Hãy để lại đánh giá và bình luận của bạn để nói lên cảm nhận của bạn. Mọi đánh giá của bạn sẽ góp phần cho bài viết sau của coravo.vn chất lượng và có giá trị hơn. Cảm ơn các bạn!

Cùng tìm hiểu và xem thêm review các sản phẩm, các cách chăm sóc da và các mẹo hay trong cuộc sống cùng với coravo.vn qua nhóm facebook tại đây nhé. Chúc các bạn ngày càng xinh đẹp.

 

Xem thêm: Trẻ uống nhiều sữa có cao không?

Xem thêm: Các cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh