Việc bảo đảm một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ  giúp cơ thể người bị sốt mau chóng hồi phục. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nên ăn gì để nâng cao sức đề kháng và bù đắp phần năng lượng đã hao hụt. Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi bị sốt nên ăn gì cụ thể nhất. Cùng chúng tôi tìm hiểu tại đây.

Những nguyên nhân gây hiện tượng sốt

Sốt là biểu hiện do nhiều bệnh gây nên. Vì vậy, trước khi đi vào tìm hiểu ăn uống gì khi sốt thì chúng ta cần chỉ rõ các nguyên nhân gây sốt thường gặp. Từ đó, bạn sẽ biết cách nhận diện mầm bệnh và tìm ra hướng điều trị hợp lý và kịp thời nhất.

Cảm cúm: Người bị cảm cúm thường kèm theo sốt và cảm giác ớn lạnh, ho, đau họng, chảy mũi,…

Sốt do bị virus tấn công: Do nhiễm virus từ người khác hay do uống phải nguồn nước và ăn các thức ăn bị ô nhiễm.

Sốt xuất huyết: Đây là một bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bệnh thường biểu hiện sốt cao kéo dài, cơ thể mệt mỏi, đau nhức cơ khớp và có cảm giác chán ăn.

sốt xuất huyết

Sốt rét: Bệnh này do ký sinh trùng sốt rét gây nên. Biểu hiện của bệnh này là sốt cao kèm theo ớn lạnh cơ thể. Người bệnh còn cảm thấy buồn nôn và đổ mồ hôi liên tục, gây mất nước.

Sốt thương hàn: Bệnh gây nên bởi vi khuẩn thương hàn. Vi khuẩn này xuất hiện tại các nguồn nước nhiễm khuẩn. Biểu hiện của sốt thương hàn là sốt cao (>40 độ), kèm theo tiêu chảy, đau bụng.

Sốt do nhiễm trùng: Người bệnh vừa phẫu thuật, hay bị nhiễm trùng (viêm họng, viêm dạ dày,…) thường có biểu hiện sốt đi kèm.

Viêm gan: Người viêm gan thường bị sốt nhẹ, kèm với các triệu chứng: vàng da, chán ăn, mệt mỏi.

Người bị sốt nên ăn gì?

Khi bị sốt, ngoài việc uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ, nhà thuốc thì bạn cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để cơ thể tăng cường sức đề kháng và mau chóng hồi phục. Vậy bị sốt nên ăn gì, dưới đây là thực đơn giúp bạn lấy lại sức và đẩy lùi bệnh nhanh chóng.

Uống nhiều nước

Thông thường, khi cơ thể mất nước các vi rút vi khuẩn sẽ phát triển mạnh hơn. Do vậy, khi bị sốt bạn nên uống nhiều nước hơn bình thường để bù lại lượng nước đã mất.Việc bổ sung nước khi sốt sẽ giúp bạn không bị kiệt sức, loại bỏ các độc tố trong cơ thể nhanh và dễ dàng hơn. Ngoài ra, có thể thay nước lọc bằng nước đun sôi để nguội pha với hydrit hoặc oresol để bù đắp điện giải cho cơ thể.

mất nước0

Lượng nước cần thiết bạn cần dung nạp vào cơ thể mỗi ngày là 1,5 – 2 lít nước. Bạn nên pha oresol với nước lọc hay dùng nước biển khô để bổ sung điện giải cho cơ thể tốt nhất. Uống đủ nước khi sốt, cơ thể sẽ được bù nước, da không bị khô và cơ thể được thanh lọc. Vì thế, khi bị sốt bạn nhớ phải uống đủ nước nhé!

Ăn những thức ăn chế biến dạng lỏng

Bị sốt nên ăn gì, và thức ăn dạng lỏng là thực phẩm bạn nên xếp vào thực đơn mỗi ngày cho người bệnh. Bởi chúng dễ hấp thu và bù mất nước vì cơ thể có thể đổ nhiều mồ hôi.  Các món ăn như súp, bún, phở, cháo loãng…được chế biến cùng với thịt gà, thịt lợn, thịt bò sẽ giúp bạn bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, xoa dịu các cơn khó chịu. Đặc biệt, món cháo hoặc súp nấu từ thịt gà – nhất là gà ác- ngoài công dụng bổ sung dinh dưỡng còn giúp cơ thể chống lại mất nước và viêm nhiễm.

chao hanh

Uống sinh tố hay các loại nước ép từ rau củ quả

Sốt nên ăn gì? Trái cây là một thực phẩm cần thiết cho người bị sốt. Bạn nên ăn các loại quả chứa nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng và đồng thời bổ sung thêm nước cho cơ thể. Các loại trái cây bạn nên ăn là: bưởi, quýt, cam,… Bạn có thể xay hoặc ép thành nước hoa quả để dễ uống hơn nếu không muốn ăn.

Uống sinh tố hay các loại nước ép từ rau củ quả

Ăn nhiều rau xanh

Rau xanh là một trong những thực phẩm trong danh sách bị sốt nên ăn gì. Rau xanh cung cấp vitamin, chất xơ và khoáng chất cho cơ thể. Những loại rau xanh hỗ trợ hạ sốt hiệu quả cần ăn như: rau dền, mồng tơi, cà chua,… Các loại rau này nên nấu canh hoặc luộc. Lưu ý rằng không nên kiêng cữ quá nhiều bởi như thế sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng của cơ thể.

Ăn nhiều rau xanh

Bổ sung sữa chua

Sữa chua là món ăn rất có lợi cho người bị ốm, bị sốt. Chúng sẽ bổ sung nhiều lợi khuẩn cho đường ruột, cơ thể sẽ khỏe mạnh, tiêu hóa dễ hơn và tránh mắc thêm một số bệnh kèm theo.

Bổ sung sữa chua

Ăn sữa chua cung cấp thêm nhiều lợi khuẩn cho đường ruộtĂn sữa chua cung cấp thêm nhiều lợi khuẩn cho đường ruột

Khi bị sốt không nên

Uống nhiều nước lạnh: Khi bị sốt, nếu bạn uống nhiều nước lạnh thì nhiệt độ của cơ thể sẽ không giảm mà ngược lại còn sốt cao hơn. Đặc biệt, nếu bạn bị sốt do bệnh truyền nhiễm, chức năng của hệ tiêu hóa bị giảm sút, việc uống nước quá lạnh sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe.

Uống trà: Chất ta-nanh có trong trà sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể tăng lên. Uống nhiều trà đặc biệt là trà quá đặc sẽ khiến não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp dẫn đến tăng nhiệt độ cơ thể của người bệnh. Mặt khác, uống trà sẽ làm giảm hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.

uong tra

Ăn trứng: Trứng là thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi bị ốm thì bạn không nên ăn trứng bởi trong trứng có chứa rất nhiều protein, sẽ tạo ra nhiệt lượng lớn cho cơ thể. Những người đang bị sốt, đặc biệt là trẻ em, nếu ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng cao không phát tán ra ngoài được, dẫn đến tình trạng sốt kéo dài hơn, lâu khỏi hơn.

Mật ong: Tuy mật ong là loại thuốc bổ rất tốt cho cơ thể, nhưng khi bị sốt nếu ăn quá nhiều mật ong dễ khiến nhiệt độ cơ thể tăng thêm.

Ăn các loại gia vị như tỏi, ớt, tiêu: Các gia vị cay, đồ ăn cay có tính nóng sẽ làm cơ thể sản xuất rất nhiều nhiệt. Chính vì vậy, đây là lý do mà những người đang bị sốt nên hạn chế sử dụng các thực phẩm cay nóng.

Cách chăm sóc cơ thể khi bị sốt

Trên đây là các thông tin liên quan đến bị sốt nên ăn gì. Ngoài việc ăn các thực phẩm tốt cho sức khỏe thì bạn nên làm một số việc dưới đây để hạ sốt nhanh chóng hơn:

  • Mặc quần thoáng mát để dễ tỏa nhiệt. Không được đắp chăn trùm kín hoặc mặc áo quần quá chặt.
  • Lau mát: Dùng nước lạnh hoặc nước ấm để hạ nhiệt độ. Lau ở các vùng  kín trên cơ thể mà khó thoát nhiệt như bẹn, nách,… Lưu ý nhiệt độ nước cần thấp hơn nhiệt độ cơ thể.
  • Uống thuốc hạ sốt: Nếu sốt trên 38,5 độ C thì hãy dùng thuốc hạ sốt. Bạn có thể dùng loại paracetamol liều 10 – 15mg/kg, khoảng cách giữa lần uống kế tiếp cách 4h.

bị sốt

  • Đến khám bác sĩ chuyên khoa: Vì sốt là biểu hiện của nhiều bệnh, nên nếu tình trạng sốt không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đến các cơ quan khám bệnh để các bác sĩ điều trị. Bạn nên làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tình trạng bệnh mau chóng khỏi.

Trên đây là những thông tin về bệnh sốt cũng như làm rõ thông tin của câu hỏi bị sốt nên ăn gì của rất nhiều bạn. Hy vọng những chia sẻ tại bài viết này sẽ giúp các bạn biết chăm sóc cho bản thân và gia đình tốt nhất. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, mạnh khỏe!

Trên đây là bài viết Bị sốt thì nên ăn gì? của Nghiền Làm Đẹp. Hãy để lại bình luận và đánh giá của bạn để bài viết sau của coravo.vn được tốt hơn. Cảm ơn các bạn!

Cùng tìm hiểu và xem thêm review các sản phẩm,nước hoa yêu thích của các sao nổi tiếng cùng với coravo.vn qua nhóm facebook tại đây nhé. Chúc các bạn ngày càng xinh đẹp.

 

Xem thêm: Vitamin B7: liều lượng, công dụng và tác dụng phụ

Xem thêm: 8 item basic con gái nhất định phải có

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình / 5. Số phiếu bầu:

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khi bạn thấy bài viết này hữu ích ...

Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội nhé!

Chúng tôi rất tiếc vì bài đăng này không hữu ích cho bạn!

Hãy để chúng tôi cải thiện bài đăng này!

Hãy cho chúng tôi biết cách chúng tôi có thể cải thiện bài đăng này?