Bệnh giao mùa, những đối tượng nào dễ mắc bệnh?

Trẻ em: Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn còn chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh đến từ môi trường bên ngoài, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. Khi mắc bệnh, trẻ dễ có diễn tiến nặng hơn người lớn.

Đối tượng dễ mắc bệnh là người già và trẻ nhỏ

Người cao tuổi: các dịch bệnh mùa thu đông không chỉ chực chờ cơ hội để tấn công hệ miễn dịch non nớt của trẻ em, mà người cao tuổi cũng là một đối tượng rất dễ mắc bệnh. Do tuổi càng cao, khả năng thích ứng của cơ thể với sự thay đổi của thời tiết, môi trường ngày càng suy giảm; hệ miễn dịch không còn đủ sức chiến đấu với các tác nhân gây bệnh, thêm vào đó là những căn bệnh mãn tính khiến cơ thể suy yếu, nguy cơ bệnh diễn tiến nặng tăng cao.

Người có hệ miễn dịch yếu: hệ miễn dịch là “pháo đài phòng ngự” giúp cơ thể chống lại các tác nhân đến từ môi trường bên ngoài. Người có hệ miễn dịch suy yếu do bẩm sinh hoặc do mắc bệnh sẽ nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh, nguy cơ mắc bệnh giao mùa cao hơn và khi mắc bệnh, các biến chứng sẽ nghiêm trọng hơn, tỷ lệ tử vong cũng cao hơn.

Các bệnh thường gặp vào mùa đông

Các bệnh về hô hấp

Theo ghi nhận những ngày gần đây, số bé nhập viện vì mắc bệnh về đường hô hấp tăng cao. Trong đó, nhiều ca có diễn tiến nặng phải thở oxy, thở NCPAP (thở áp lực dương liên tục qua mũi), thở máy. So với cùng kỳ năm ngoái, số trẻ nhập viện do các bệnh lý đường hô hấp giảm, nhưng lại liên tục tăng nhanh trong vài tháng qua, đặc biệt có nhiều ca tiến triển nặng phải điều trị trong thời gian dài.

benh ho hap

Giải thích nguyên nhân của tình trạng này, bác sĩ Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC cho biết: ‘’Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều người dân đã nâng cao ý thức chủ động phòng bằng việc đeo khẩu trang, hạn chế đến nơi đông người, tăng cường vệ sinh cá nhân và nơi sinh sống, làm việc… Thế nhưng, thời tiết giao mùa thất thường trùng với dịp tựu trường chính là nguyên nhân khiến các bệnh viêm đường hô hấp tăng cao trong những ngày qua’’.

Viêm họng: Đau họng thường xảy ra vào mùa đông và phần lớn nguyên nhân là do nhiễm virus. Có một số bằng chứng cho thấy sự thay đổi và chênh lệch nhiệt độ – chẳng hạn như đi từ một căn phòng ấm áp ra ngoài trời lạnh giá – cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến cổ họng.Một trong những biện pháp khắc phục nhanh chóng và dễ dàng thực hiện khi bị đau họng là súc miệng với nước muối ấm. Mặc dù nước muối không chữa được khi bạn bị nhiễm trùng, nhưng nó có tính chống viêm và có tác dụng làm dịu cổ họng đang viêm rát.

Bệnh phổi – phế quản: Các bệnh này phát triển mạnh, người chưa mắc bệnh thì dễ mắc, người đang mắc thì có xu hướng tǎng nặng, người đã chữa khỏi thì dễ tái phát. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ và người già. Quá nửa số tử vong của người già trong nǎm là vào mùa lạnh, hầu hết số tai biến do bệnh tật gây ra cũng xảy ra vào mùa này.

benh ho hap 1

Các bệnh phổi – phế quản thường gặp: Hen phế quản, đợt cấp của tâm phế mạn (COPD), giãn phế quản, viêm khí – phế quản cấp, đặc biệt viêm phổi mắc phải ở cộng đồng. Bệnh có thể xảy ra sau khi bị một đợt cúm, thường xảy ra và có thể phát thành dịch vào mùa này. Ngoài ra, lao phổi nếu không được chǎm sóc, giữ gìn, điều trị tốt sẽ nặng lên trong mùa lạnh. Các thể lao tổn thương rộng, phá hủy nhiều, lao suy kiệt, thể trạng gầy yếu, lao trẻ em mùa đông – xuân có tử vong cao.

Tay chân miệng

Tính từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước đã ghi nhận gần 11.000 ca mắc bệnh tay chân miệng tại 63 tỉnh thành, trong đó có khoảng 6.000 ca phải nhập viện điều trị. So với cùng kỳ năm trước, số ca mắc bệnh tay chân miệng đã giảm 55,6%; số trường hợp phải nhập viện giảm 51,5%.

Tuy nhiên, số ca mắc tay chân miệng lại đang gia tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây tại các địa phương như TP.HCM, Đồng Nai, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Hà Nội,… Gần đây nhất, 26 ổ dịch tay chân miệng mới tại Hà Nội được phát hiện, chỉ trong vòng 1 tuần, tỉnh Đồng Nai ghi nhận 170 ca mắc tay chân miệng, nhiều trẻ phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch, phải thở bằng máy.

chan tay mieng

Hiện nay bệnh tay chân miệng vẫn chưa có vắc xin phòng là một trong những bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất Việt Nam, thường gia tăng vào mùa tựu trường và thời điểm giao mùa hàng năm. Bệnh khởi phát với triệu chứng ban đầu là sốt nhẹ đến cao, đau họng, chảy nước bọt, có thể kèm nôn và tiêu chảy ở một số trường hợp.

Triệu chứng đặc trưng của bệnh tay chân miệng là những bọng nước ở niêm mạc má, lợi, lưỡi tiến triển nhanh thành các vết loét khiến người bệnh cảm thấy đau rát. Ngoài những vết loét ở miệng, người bệnh còn có thể phát ban bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối và mông. Bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến các biến chứng thần kinh và hô hấp, tuần hoàn.

Đau dạ dày do lạnh

dau da day

Thời tiết lạnh thường hay bị đau bao tử và vết loét có vẻ đau nhiều hơn. Trong khi chưa có phương pháp hữu hiệu ngăn chặn viêm loét bao tử, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách chăm sóc bản thân để tăng sức đề kháng. Hàng ngày, làm những việc khiến bạn cảm thấy bớt căng thẳng như tắm nóng, đi bộ trong công viên hoặc xem một trong những bộ phim yêu thích của bạn.

Ngứa ngoài da

Một trong những bệnh phổ biến nhất vào mùa đông là ngứa ngoài da. Trời lạnh, độ ẩm thấp và thói quen tắm nước nóng khiến da khô, ngứa ngáy, khó chịu. Cách phòng tránh mắc bệnh này đó là: tránh xa các loại thức ăn nhiều dầu mỡ; ăn nhiều hoa quả và rau xanh; uống nhiều nước; bổ sung các loại axit béo, vitamin A, C, D3, Selenium; sử dụng dầu dừa, dầu oliu để cung cấp độ ẩm cho da; không nên tắm bằng nước quá nóng.’

ngua ngoai da

Ngứa do lạnh có thể xảy ra ở mọi nhóm tuổi và không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Tuy nhiên, người ta thấy ở lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng thì hay bị hơn và các triệu chứng của bệnh thì giảm dần khi trẻ lớn lên. Ngứa do lạnh cũng gặp ở người sau nhiễm virut, sau viêm phổi do mycoplasma… Người mắc các bệnh mạn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm gan, các bệnh tim phổi mạn tính cũng có nguy cơ cao bị dị ứng ngoài da khi nhiệt độ xuống thấp.

Viêm xoang

Khi chiếc mũi của chúng ta gặp phải các vấn đề như đau, chảy dịch, nghẹt, khó thở hoặc bị điếc mũi thì đây đều là những dấu hiệu cảnh báo đã mắc bệnh viêm xoang. Viêm xoang được chia làm 2 loại là viêm xoang cấp tính và mãn tính. Trong đó, những người mắc viêm xoang mãn tính dễ tái phát hơn và nguy hiểm hơn. Vì thế, khi thấy có các dấu hiệu của viêm xoang, bạn cần đi khám tai mũi họng càng sớm càng tốt để có kết quả chính xác và điều trị kịp thời.

viem xoang ss

Các triệu chứng xung huyết, đau đầu, ho, chảy nước mũi khiến mọi người cảm thấy khổ sở trong suốt mùa đông. Thời tiết lạnh khiến xoang bị tắc nghẽn, viêm, phù nề, sự lưu thông không khí bị ứ trệ, các dịch nhầy ứ đọng tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển làm cơ thể mắc bệnh.

Sốt xuất huyết

Dịch sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh mẽ tại nhiều địa phương trên cả nước. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM trong thời gian gần đây, mỗi tuần có khoảng 500-600 ca sốt xuất huyết.

Trong 8 tháng đầu năm 2020, TP.HCM ghi nhận gần 12.000 trường hợp sốt xuất huyết, trong đó gồm có 6.589 bệnh nhân điều trị nội trú và 5.410 bệnh nhân điều trị ngoại trú. Mặt khác, Hà Nội đã ghi nhận hơn 2.000 trường hợp sốt xuất huyết tính từ đầu năm đến nay. Một số quận, huyện có số ca mắc sốt xuất huyết cao như: huyện Phúc Thọ với 345 ca mắc, huyện Thường Tín với 273 ca mắc, quận Nam Từ Liêm với 253 ca mắc.

sot xuat huyet

Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, “Thời tiết giao mùa, mưa nắng thất thường tạo điều kiện lý tưởng để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Tuy so với cùng kỳ 2019, số ca mắc sốt xuất huyết giảm, nhưng theo diễn biến chu kỳ dịch hàng năm, sốt xuất huyết sẽ tiếp tục gia tăng trong những tuần sắp tới và có thể đạt đỉnh điểm vào khoảng tháng 10, tháng 11”.

Ngoài ra vào thời điểm dịch sốt xuất huyết đang lưu hành rộng rãi, những người có bệnh nền cần lưu ý đề phòng nguy cơ bệnh trở nặng. Ví dụ, có một số trường hợp người cao tuổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khi có dấu hiệu sốt xuất huyết như sốt cao, mệt mỏi, đau người, buồn nôn,… thường lầm tưởng do bệnh cũ tái phát mà chủ quan không đi khám và điều trị. Đến khi mắc bệnh thì trở nặng, công tác điều trị sẽ trở nên vô cùng khó khăn, nguy cơ xuất hiện biến chứng và tử vong là rất cao.

Do đó, chủ động phòng ngừa sốt xuất huyết, thăm khám kịp thời khi xuất hiện triệu chứng là việc mà mỗi người dân cần nghiêm túc thực hiện.

trieu chung sot xuat huyet

Chủ động phòng ngừa các bệnh vào mùa thu đông như nào?

Hiện tại có rất nhiều căn bệnh giao mùa đang chực chờ tấn công người dân và bùng phát thành dịch. Do đó, người dân không nên chủ quan với bất kỳ căn bệnh nào, mà hãy chủ động trang bị cho bản thân và gia đình những kiến thức phòng bệnh hiệu quả trong mùa thu-đông.

Trong những phương pháp phòng khi thời tiết giao mùa, cân bằng dinh dưỡng, tập luyện thể thao thường xuyên là 2 phương pháp phòng đặc biệt quan trọng mà người dân cần lưu tâm.

Cân bằng dinh dưỡng

Cân bằng dinh dưỡng chính là ‘’chìa khóa’’ giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể chống lại những các dịch bệnh mùa thu đông. Một chế độ ăn được xem là cân bằng dinh dưỡng khi cân đối được 4 yếu tố:

thap dinh duong

    • Cân đối về lipid (giữa lipid động vật và lipid thực vật).
    • Cân đối về vitamin và chất khoáng.
    • Cân đối 3 chất sinh năng lượng trong chế độ ăn (protein, lipid, carbohydrate).
    • Cân đối về protein (giữa đạm động vật và đạm thực vật).

Ngoài ra, một bữa ăn hay dinh dưỡng cần sự hài hòa giữa các nhóm chất và thực phẩm, kết hợp lựa chọn thực phẩm an toàn kể cả thực phẩm tươi sống và thực phẩm công nghiệp. Một số lưu ý khi lựa chọn thực phẩm công nghiệp có thể kể đến như:

    • Cần chọn thực phẩm công nghiệp có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
    • Chọn thực phẩm có công bố chất lượng đầy đủ.
    • Đọc kỹ thông tin về giá trị dinh dưỡng của sản phẩm trên bao bì.
    • Chọn bao bì thể hiện rõ thông tin thành phần, nguyên liệu và hạn sử dụng.
    • Không nên tích trữ nhiều thực phẩm, để hương vị thực phẩm luôn tươi mới.

Bạn nên bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như ổi, cam, quýt,… để tăng sức đề kháng, phục hồi khả năng các tế bào bị tổn thương, ngăn ngừa cảm cúm. Bên cạnh đó, chất kẽm còn là khắc tinh của virus, ăn các loại cá, thịt nạc, lòng đỏ trứng,…, sẽ hỗ trợ tăng sức đề kháng.

Luyện tập thể dục thường xuyên

Nếu duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối mỗi ngày giúp tăng cường sức đề kháng, thì luyện tập thể dục thường xuyên giúp giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, tấn công nhanh hơn các loại virus xâm nhập.

tap the duc 2

Theo Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), không cần phải luyện tập những bài tập vận động quá cầu kỳ, phức tạp để rèn luyện sức khỏe; một số bài tập người dân có thể thực hiện ngay tại nhà như: tập hít thở, leo cầu thang, tập các bài co duỗi chân tay, nhảy dây, tập các bài luyện cơ bắp và thăng bằng. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài thể dục trực tuyến, nhún nhảy theo nhạc hoặc thực hành các trò chơi vận động qua video.

Lưu ý: Tiêm phòng vắc xin đầy đủ, đúng lịch cho trẻ

Tiêm phòng vắc xin đầy đủ và đúng lịch là biện pháp hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do truyền nhiễm. Tiêm vắc xin nhằm kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu để chống lại bệnh truyền nhiễm. Đến nay, đã có gần 30 căn bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng bệnh, 190 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa vắc xin vào sử dụng phổ cập cho người dân.

tiem dung lich

Nhờ có vắc xin, 2,5 triệu trẻ không bị chết do mắc bệnh truyền nhiễm hàng năm. Không ốm đau,  không mắc bệnh tật cũng đồng nghĩa với việc giảm chi phí chăm sóc y tế, giảm thời gian và công sức của gia đình.

Hi vọng những chia sẻ trên của coravo.vn sẽ cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho mọi người, để chủ động phòng tránh các bệnh thường gặp vào mùa thu – đông.

Trên đây là bài viết Các bệnh truyền nhiễm mùa thu đông và cách phòng ngừa hiệu quả của Nghiền Làm Đẹp. Hãy để lại đánh giá và bình luận của bạn để nói lên cảm nhận của bạn. Mọi đánh giá của bạn sẽ góp phần cho bài viết sau của coravo.vn chất lượng và có giá trị hơn. Cảm ơn các bạn!

Cùng tìm hiểu và xem thêm review các sản phẩm, các cách chăm sóc da và các mẹo hay trong cuộc sống cùng với coravo.vn qua nhóm facebook tại đây nhé. Chúc các bạn ngày càng xinh đẹp.

 

Xem thêm: Béo phì ở trẻ và 4 lời khuyên dành cho cha mẹ

Xem thêm: Khi bé 25 – 27 tháng tuổi cần cách nuôi dạy như thế nào?

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình / 5. Số phiếu bầu:

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khi bạn thấy bài viết này hữu ích ...

Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội nhé!

Chúng tôi rất tiếc vì bài đăng này không hữu ích cho bạn!

Hãy để chúng tôi cải thiện bài đăng này!

Hãy cho chúng tôi biết cách chúng tôi có thể cải thiện bài đăng này?