Lướt facebook, tán gẫu, đọc báo… trên điện thoại và dùng thoại dường như trở thành thói quen của nhiều người trước giấc ngủ đêm. Sau một ngày làm việc vất vả, nhiều người có thói quen thư giãn bằng cách tắt đèn, bật điện thoại và lướt mạng trước khi ngủ. Nhiều người lựa chọn nằm nghiêng để dùng điện thoại, mà không biết rằng việc đó tiềm ẩn những tác hại không lường.

Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia y tế nhận thấy ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại di động có thể là nguyên nhân gây chết tế bào võng mạc của con người và ảnh hưởng tới thị lực.

Tác hại từ việc nằm nghiêng dùng điện thoại

Theo nhận định của các chuyên gia nghiên cứu thuộc Đại học Y khoa Harvard, đây là thói quen tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại đến đôi mắt của người dùng.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Y khoa Harvard cùng nhiều chuyên gia sức khỏe thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân tích và nhận định, việc nằm nghiêng sẽ làm cho mọi sự tập trung chỉ đổ dồn về một bên mắt, gây ra việc mất cân bằng thị lực.

sóng não

Đặc biệt là khi một người sử dụng điện thoại, phía bên mắt bị dồn sự tập trung sẽ tự điều chỉnh sao cho phù với ánh sáng của điện thoại phát ra, làm cho tín hiệu não và thị giác không khớp nhau.

Về lâu dài, khi sự “chênh lệch” này liên tiếp xảy ra, thị lực của cả hai bên mắt sẽ thay đổi hoàn toàn, gây nên các hiện tượng nghiêm trọng như nhược thị – dù có đeo kính cũng sẽ khó nhìn thấy rõ.

Thậm chí, những người có thói quen này có khả năng gặp phải hiện tượng nhìn thấy các vật thể chồng lên nhau. Và khi hai mắt nhìn vào những điểm khác nhau sẽ tạo nên hiện tượng lác mắt.

Theo New England Journal Of Medicine, từng có đến 2 trường hợp tại Anh bị mù tạm thời trong suốt nhiều tháng. Một người phụ nữ ở độ tuổi 22 và và người khác ở tuổi 40 đã trải qua điều kinh khủng này chỉ vì nằm nghiêng xem điện thoại.

Bên cạnh đó, khi chúng ta dùng điện thoại di động trong phòng tối hoặc thiếu ánh sáng trong thời gian dài, nó sẽ khiến mắt điều tiết nhiều hơn, gây khô kết mạc và có thể dẫn đến ung thư mắt và mù lòa.

Trong khi đó, ánh sáng xanh của điện thoại khiến não ngừng sản xuất melatonin, một hormone giúp cơ thể bạn cảm thấy buồn ngủ. Từ đó, có thể làm gián đoạn chu kỳ ngủ, khiến bạn thấy khó ngủ hơn và có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như suy nhược và béo phì.

Một số lưu ý cho những người có thói quen dùng điện thoại khi nằm

Giảm ánh sáng điện thoại

giảm độ sáng khi dùng điện thoại

Để mắt không phải điều tiết quá nhiều, bạn nên giảm ánh sáng điện thoại xuống mức thấp nhất và chọn phông chữ phù hợp, không quá to hay quá nhỏ.

Tránh nằm nghiêng hoặc ngằm sấp

Nằm nghiêng về bên nào thì mắt bên đó sẽ chịu lực nén, dễ gây ra sự chênh lệch thị lực với mắt còn lại. Trong khi đó, dùng điện thoại khi nằm sấp ảnh hưởng tới khuỷu tay, tuần hoàn máu não và đốt sống cổ.

Không dùng điện thoại quá lâu

dung dien thoai lau

Rất nhiều người chơi điện thoại quên luôn thời gian nghỉ ngơi, ảnh hưởng tới sự chuyển hóa của cơ thể. Các chuyên gia khuyến cáo bạn chỉ nên dùng điện thoại khoảng 30 phút.

Không bật đèn khi dùng điện thoại

Sau 23h, cơ thể tự động tiết ra các protease để ức chế hắc tố melanin. Nếu bật đèn, nguồn ánh sáng thừa sẽ gây hại tới việc sản xuất protease và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trao đổi chất cũng như sức khỏe thể chất.

Ngoài các lưu ý trên, bác sĩ khuyên bạn nên bỏ những thói quen có hại cho mắt như đeo kính áp tròng, hút thuốc lá, lấy tay dụi mắt. Đặc biệt, phải nghỉ ngơi khoảng một phút sau mỗi 45 phút học tập và làm việc. Bạn cũng có thể dưỡng mắt bằng thuốc nhỏ mắt hoặc các thực phẩm bổ mắt.

Để sử dụng điện thoại khi nằm một cách thoải mái nhất, đa số mọi người sẽ chọn nằm. Đây là tư thế xem điện thoại khi nằm được “hội nghiện smartphone” ưa chuộng vì sự thoải mái mà nó đem lại. Vì sức khỏe của bản thân hãy từ bỏ ngay thói quen xấu trên, trước khi quá muộn.

Cùng tìm hiểu và xem thêm review các sản phẩm, các cách chăm sóc da và các mẹo hay trong cuộc sống cùng với coravo.vn qua nhóm facebook tại đây nhé. Chúc các bạn ngày càng xinh đẹp.

 

Xem tiếp:  Dạng đột biến của virus SARS-CoV-2(covid 19) khiến đại dịch khó kiểm soát hơn.

Xem thêm: Mọi điều bạn cần biết về gan nhiễm mỡ

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình / 5. Số phiếu bầu:

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khi bạn thấy bài viết này hữu ích ...

Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội nhé!

Chúng tôi rất tiếc vì bài đăng này không hữu ích cho bạn!

Hãy để chúng tôi cải thiện bài đăng này!

Hãy cho chúng tôi biết cách chúng tôi có thể cải thiện bài đăng này?